Header Ads

test

Càng học cao, càng thất nghiệp


Mỗi năm, Trung Quốc đầu tư tới 250 triệu đô la phát triển nguồn nhân lực. Số tiền khổng lồ này được sử dụng để đào tạo hàng triệu thanh niên nông thôn ồ ạt đổ ra thành phố. Mục tiêu của nước này là đưa số ít những công dân ưu tú, có trình độ dẫn dắt số đông lao động phổ thông trong các nhà máy và vùng nông thôn. Tuy nhiên, một nghiên cứu quốc gia chỉ ra rằng ở độ tuổi 20, những người có bằng đại học, cao đẳng thất nghiệp gấp 4 lần người có trình độ tiểu học.

Bố làm công nhân nuôi cử nhân thất nghiệp

Tại Trung Quốc hiện nay, tấm bằng đại học không còn đảm bảo cho các bạn trẻ kiếm được một công việc thu nhập tốt. Trong thập kỷ qua, số lượng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng đại học ở đất nước này đã gấp 4 lần. Hiện trung bình hàng năm có 8 triệu sinh viên tốt nghiệp.

Wang Zengsong, 25 tuổi, hiện đã quá mệt mỏi trên hành trình tìm kiếm một công việc ổn định. Cậu thất nghiệp gần 3 năm từ khi tốt nghiệp cao đẳng cộng đồng và đã phải làm 3 công việc bán thời gian. Vừa làm bảo vệ cho cửa hàng, phục vụ tại nhà hàng, đồng thời là bảo vệ tại một tòa nhà. Điều ngạc nhiên là cậu không muốn nộp hồ sơ xin việc toàn thời gian tại một nhà máy nào đó bởi vì Wang tự hào là một sinh viên cao đẳng và công việc tại nhà máy không phù hợp với cậu. Cậu tìm kiếm một công việc hành chính, dù cho lương thấp chỉ bằng 1/3 lương công nhân: “Tôi không bao giờ làm công nhân, có nghĩa lý gì khi chỉ ngồi hàng giờ làm việc lặp đi lặp lại như cái máy, tay chân thì bẩn thiu. Việc đó không dành cho tôi”. Wang cũng nghĩ ra nhiều cách khác để kiếm sống như mua thỏ ở quê rồi bán ở đường Quảng Châu giống như người bán dạo không cần bằng cấp.

Cùng với sự phát triển của giáo dục, thập kỷ qua cũng có hàng trăm nghìn nhà máy mở ra. Điều bất cập ở chỗ số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn, tỷ lệ thất nghiệp cao trong khi những nhà máy đang phải cạnh tranh để tuyển công nhân có tay nghề vận hành máy móc chứ chưa nói đến sửa chữa máy. Rất nhiều bạn trẻ từ các vùng quê, tốt nghiệp cao đẳng như Wang không muốn làm việc tại các nhà máy.

Vì chính sách một con của Trung Quốc nên hiện nay rất nhiều sinh viên tốt nghiệp là con một và được cha mẹ, ông bà tiếp tục nuôi dưỡng cho đến khi trưởng thành. Vì thế không ít bạn trẻ tỏ ra ỉ lại, chỉ cần ở nhà vẫn được chu cấp khoảng 2.000 nhân dân tệ một tháng. Đó cũng là cách mà Wang xoay sở trong suốt 3 năm mà không có việc làm. Dù không hài lòng nhưng bố mẹ cậu vẫn gửi cho cậu tiên để trang trải cuộc sống. Tiền ăn, tiền internet, điện nước.. và cả tiền phòng mỗi tháng khoảng 160 đô la. Ngoài ra, bố mẹ cậu cũng chi trả cả tiền mà cậu mượn từ bạn bè khoảng hơn 1,5 nghìn đô la trong 3 năm học. Bây giờ ở độ tuổi 60, bố cậu không làm việc đồng áng vì chính quyền địa phương quy hoạch đất đai. Bố của Wang phải làm những việc lặt vặt ở công trường xây dựng để nuôi con.

Theo thống kế của một trường đại học tại Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp tại thành phố của thanh niên trong độ tuổi từ 21 đến 25 tỷ lệ thuận với trình độ học vấn. Tỷ lệ thất nghiệp của người tốt nghiệp THPT và học nghề là 8,2%, cao đẳng là 11,3%, trong khi đó, cử nhân và cao đẳng hơn 16,4% thất nghiệp.

Chê học nghề dù dễ kiếm việc

Trong khi các nhà máy thiếu công nhân có tay nghề, các bạn trẻ hiện nay lại xem thường học nghề. Số lượng học sinh học nghề giảm xuống mức thấp, số lượng sinh viên học đại học tăng dẫn đến chất lượng giáo dục đại học bị ảnh hưởng, tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao.

Theo đề án phát triển 5 năm từ 2010 đến 2015, Trung Quốc tập trung ưu tiên phát triển một số ngành “thời thượng” với ngay cả các sinh viên tốt nghiệp ở phương Tây như ngành năng lượng, bảo vệ môi trường, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin… Trung Quốc sẽ đầu tư tới 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 1.600 tỷ USD), chiếm khoảng 8% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, để phát triển các ngành kể trên. Các trường đại học của Trung Quốc đã mở ra các ngành đào tạo đáp ứng cho nhu cầu trong tương lai.

Một điều bất cập là trong khi học sinh ráng sức học ở trường phổ thông thì họ lại chểnh mảng khi học ở đại học. Họ có thể dành thời gian tham gia các câu lạc bộ, tán gấu với bạn bè và tổ chức tiệc tùng. Một số trường đại học ở Trung Quốc có tới 1.000 câu lạc bộ từ ngoại ngữ đến hát karaoke. Một số chuyên gia ở Trung Quốc cho rằng sự phát triển của các lớp ở đại học đã vượt quá số lượng giảng viên đủ tiêu chuẩn. Xu Qingshan, Giám đốc viện nghiên cứu giáo dục ở trường đại học Vũ Hán cho rằng, ban lãnh đạo của nhiều trường đại học mở rộng quy mô, tăng thu bằng cách tuyển số lượng lớn sinh viên mặc dù số lượng giáo sư có tài có hạn. Ban Giám đốc các trường đại học phải cạnh tranh để tìm giáo sư có kinh nghiệm. Theo Nathan Jiang, Hiệu trưởng trường đại học Geely, câu hỏi lớn nhất đối với các trường là tìm những giáo sư giỏi, đặc biệt là những giáo sư giỏi trong độ tuổi 40 có kinh nghiệm. Đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật, thu hút nhiều sinh viên nhất hiện nay, các tập đoàn trả giá cho giáo sư cao hơn hăn các trường đại học. Lương cơ bản của giáo sư chỉ là 300 đô la một tháng, ít hơn so với lương công nhân sản xuất dây chuyền trong các nhà máy.

Ngược lại với giáo dục đại học,những trường dạy nghề không thu hút giới trẻ bởi được coi như không có tương lai, không có cơ hội học tiếp lên đại học. Bên cạnh đó là quan điểm ăn sâu vào tiềm thức của các bạn trẻ: “Học nghề chỉ dành cho học sinh nông thôn. Ít khi người học giỏi hay giầu có lại học nghề”. Thực tế cũng cho thấy trong tổng số khoảng 22 triệu sinh viên trong các trường nghề năm 2012 thì có tới 82% học sinh vùng nông thôn.

Ông Lu Xin, Thứ trưởng Bộ Giáo dục đã phát biểu tại một hội nghị: “Chúng ta có việc làm nhưng không tìm được công nhân có tay nghề. Trong khi đó, chúng ta lại có những người học cao mà không tìm được việc làm. Dạy nghề chính là đáp án cho bài toàn này”. Yin Weimin, Bộ trưởng nhân sự và an sinh xã hội nhận định: “Nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp”.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc năm 2010, 97% sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề có việc làm. Để phát triển giáo dục nghề, Trung Quốc đã phải đưa ra nhiều chính sách và đầu tư để tăng số lượng học sinh học nghề đồng thời nâng cao chất lượng dạy nghề. Bộ Giáo dục nước này đã xây dựng kế hoạch từ năm 2011 – 2015, nước này sẽ bồi dưỡng 450.000 giáo viên các trường dạy nghề. Hiện, Trung Quốc có 14,8 nghìn trường dạy nghề với gần 20 triệu học sinh theo học.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức

Không có nhận xét nào