Header Ads

test

Nghiên cứu về 36 giá đồng Kinh Bắc

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín
ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng).


Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng, xiên lình(dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên vào hai má và miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...
Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa..Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.




Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát.Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người dứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống…Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là nơi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất.


Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước...Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.


Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng.


Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.


Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động lên đồng bị chính quyền xem là hoạt động mê tín dị đoan do nhiều trường hợp việc lên đồng đã bị nhiều người lợi dụng vào mục đích xấu. Tuy nhiên, nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu về tín ngưỡng dân gian Việt Nam, trong đó có lên đồng đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm của các học giả đã được xuất bản.


36 GIÁ ĐỒNG Ở KINH BẮC


Nếu ai đã đến Đền Hùng Phú Thọ đều phải qua cổng chính để lên Đền. Cổng đền có bức đại tự "Cao sơn cảnh hành "(tôi nghe giải thích là Lên núi cao,nhìn xa rộng). Hai bên cổng có đôi câu đối :

Thác thuỷ khai cơ tứ cố sơn hà quy bản tịch
Đăng cáo viễn vọng , quần phong la liệt tự nhi tôn
Tôi nghe giải thích là :
Mở lối đắp nền , bốn mặt non sông quy một mối
Lên cao nhìn rộng , nghìn trùng đồi núi tựa đàn con
Điều thú vị là Cổng chính Đền Hùng , theo giải thích của Sở Văn Hoá Thông Tin Thể Thao tỉnh Phú Thọ thì là do Bà Phan Thị Thịnh , hiệu là Đồng Thịnh ở Hà Nội đã Công Đức tiền xây dựng nên. Năm đó là năm 1917.
Năm 1917 là năm gì ?. Năm 1917 là một cái mốc quan trọng đối với nước ta. Giai đoạn 1814-1918 Pháp đã đưa được 92.411 người lính Việt Nam (trong đó 48.922 chiến đấu và 48.981 lính thợ ) sang bên Pháp để tham dự chiến tranh thế giới lần thứ Nhất. Quãng thời gian này Pháp còn phát hành hàng trăm triệu Phơ Răng (Françs) do bán công trái . Phiếu quốc phòng Pháp cũng phát hành hàng trăm triệu đồng Phơ răng (Françs) . Năm 1916 sau khi phế truất vua Duy Tân và đày sang đảo Réunion, thực dân Pháp đưa Khải định ( con của Đồng Khánh ) lên ngôi. Năm 1917 đưa vua Lào sang thăm Khải Định và cũng đã đưa Khải Định ra thăm miền Bắc. Năm 1917 thay đổi tay sai ở làng xã có bộ phận "bàn việc làng" chánh hương hội , phó hương hội,các tộc biểu , thư ký , thủ quỹ,... còn bộ phận " thừa hành " gồm có lý trưởng , phó lý , xã tuần,trương tuần. Thực dân Pháp cho phép " cải lương" trong lúc ma chay , cúng lễ, giỗ chạp, đình đám. Cho sửa sang trưởng học và đọc báo ở đình làng...
Cũng năm 1917 Pháp cho mở trường cho con gái ở Sào Gòn và Huế. ( thời phong kiến chưa có tiền lệ ).
Việc thi theo lối cũ bị bãi bỏ (1915 ở Nam Định,1918 ở Thanh Hoá 1919 ở Huế .8-7-1917) Pháp cho thành lập " Đại học cục " để đào tạo trí thức Việt nam để phục vụ cho chính sách " Pháp Việt đề huề".
. 30-8-1917 khởi nghĩa Thái Nguyên của Lương Ngọc Quyến và Trinh Văn Cấn .
Tôi cứ bị ám ảnh mãi hàng chục năm nay với sự kiện bà Đồng Thịnh góp công đức xây cổng chánh Đền Hùng. Sao lại có người yêu nước "uống nước nhớ nguồn" như thế ?. Và ngày nay hiện tượng tín ngưỡng dân gian gắn với 36 giá đồng cũng hồn nhiên rầm rộ như việc gọi hồn người thân đã chết hoặc nhờ nhà ngoại cảm tìm mộ thất lạc hoặc mời thày tướng số , phù thuỷ hoặc mời thày địa lý xem hướng nhà!
Chưa bao giờ tín ngưỡng dân gian lại phát triển mãnh liệt như nấm mùa xuân khắp các thôn xóm ở Kinh Bắc.
Vậy 36 giá đồng là gì ?

2- Tín Ngưỡng Dân Gian Đã Có Từ Lâu :

Người Việt , ai cũng đều tin mình là con Rồng cháu Tiên. Dòng dõi rất cao quý . Trong Lĩnh Nam Chích Quái mở đầu là truyện Hồng Bàng Thị kể về Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân và kể Âu Cơ để ra 100 quả trứng . Âu Cơ mang 50 người con đến ở Phong Châu , người con cả lên làm vua , hiệu là Hùng Vương.
Theo Lê Tắc trong An Nam chí lược thì thời Trần, đêm ngày 30 Tết có đoàn thày tu vào nội cung nhà vua làm lễ "Khu Na" (nghĩa là đuổi tà ma quỷ mị).

3- Tên Của 36 Giá Đồng :


Đến nay trong dân gian vẫn còn lưu truyền rộng rãi công khai 36 giá đồng , đó là :

Tôn nhang thỉnh Phật
Thỉnh mẫu
Tôn quân thần Triều
Thái sư nhất phẩm
Quan lớn đệ nhất
Thỉnh quan đệ nhị
Văn quan đệ tam
Thỉnh quan đệ tứ
Quan lớn Tuần Trang
Văn quan Hoàng triều
Chầu đệ nhất
Chầu đệ nhị
Chầu đệ tam
Chầu đức chúa Ba
Chầu chúa Thác Bà
Chầu đệ tứ
Chầu chúa Bắc lệ
Chầu Mười Đồng Mỏ
Chầu bé Bắc Lệ
Thỉnh ông Hoàng Cả
Văn ông Hoàng Ba
Văn ông Hoàng Bẩy
Văn ông Hoàng Mười
Thỉnh cô đệ nhất
Văn cô đôi thượng
Văn cô đôi thoải
Văn cô năm suối
Văn cô sáu lục cung
Thỉnh cô tám đồi chè
Văn cô chín
Thỉnh cô mười
Văn cô bé
Thỉnh cậu hoàng cả
Thỉnh cậu hoàng đôi
Thỉnh cậu hoàng ba
Văn cậu hoàng bé.

Trên thực tế tuỳ từng nhóm người tham gia mà diễn xướng nhiều hay ít các giá đồng trên.


4- Hát Chầu Văn Phục Vụ Các Giá Đồng :


Muốn tổ chức diễn xướng hầu đồng thì nhất thiết cần phải có Ban nhạc chầu văn , thường thấy có các nhạc cụ dân tộc ví dụ đã thấy như trống, nhị , đàn bầu , sáo, ... đặc biệt là Tiếng Hát Chầu Văn lảnh hót du dương mê lịm lòng người. Hiện nay ở Việt nam có nghê sỹ Xuân Hinh (quê Kinh Bắc) hát chầu văn hay nhất. Còn con gái thì nghe thấy có nữ nghệ sỹ Thanh Ngoan (có thể hát chèo , hát được chầu văn) , nay lại thấy xuất hiện hát Xẩm (lối hát người ăn xin ngày xưa), trong đám hát xẩm để thu hút khách ở chợ Đồng Xuân họp buổi đêm).

Người hát chầu văn cứ truyền khẩu nhau tuỳ theo từng nhóm , từng vùng . Ông Ngô Linh Ngọc (Phú Thọ) đã sưu tầm nghiên cứu rất công phu lời các bài hát chầu văn cổ. Trên thực tế cùng một giá đồng nhưng mỗi nhóm hát chầu văn lại có lời hát khác nhau . Tuy " cái thần " của bài hát phục vụ giá đồng thì đều giống nhau . Nhung cách đặt câu , đặt lời không giống nhau.

Ví dụ lời hát văn cho giá hầu quan trong bậc nhất về Quan Tuần Tranh có những câu như sau :


Tính ông chính trực uy cương

Thần thông lục trí ai dương anh tài
Cảnh thiên thai ông hằng chầu chực
Các bộ nàng dưỡng dục dâng hoa
Chầu thôi ông trở ra về
Truyền quân dâng nước thuỷ tề chan chan
Cảnh thiên thai ông hằng chầu chực
Các bộ nàng dưỡng dục dâng hoa
Chầu thôi ông trở ra về
Truyền quân dâng nước thuỷ tề chan chan
Hoặc như
Thiên sinh văn võ gồm tài
Đức ông lịch sự đóng vai anh hùng
Đêm ngày giữ việc thuỷ cung
Đợi lệnh cửu trùng cứu trợ sinh nhân
Ai cầu nhân đắc nhân
Cầu phúc đắc phúc bản thân điều hoà.
Thông thường thì thấy các giá đồng luôn gắn với Lời các bài hát Chầu văn sau đây :
Văn mẫu thoải
Trần triều sự tích văn
Văn chầu nhị vị công chúa
Ngũ vị hoàng tử văn
Đệ nhất vương quan văn
Đệ nhị vương quan văn
Đệ tam vương quan văn (Quan tam phủ )
Đệ ngũ vương quan văn (Quan Tuần Tranh)
Văn ông hoàng triều (Quan Hoàng triều)
Đệ nhất vương quan văn (Quan đệ thất )
Chầu đệ nhị thượng ngàn
Chầu đệ tứ khâm sai văn
Chầu lục văn
Chầu Mười Đồng Mỏ
Thập vị hoàng tử văn
Đức hoàng quận văn (ông hoàng cả)
Hoàng ba thoải văn
Cô cả
Thượng ngàn sơn tinh công chúa ăn (văn cô đôi thượng)
Cô ba thoải
Cô chín đền sòng văn
v.vv...





5- Không Gian Diễn Xướng Hầu Đồng :


Chỉ cần một chiếc chiếu trải trong chính điện của một ngôi đền là có thể diễn xướng được ngay những giá đồng.

Chúng tôi đã nghiên cứư những giá đồng tại đền Phủ dầy,Thác Bờ, Kiếp Bạc ... Hiên nay Điện mọc nên như nấm mùa xuân , cho nên các giá đồng diễn xướng ở ngay các điện tư nhân.
Bàn thờ bài trí tượng Chư vị, ngựa võng,hài hộp,vàng xanh vàng đỏ,nón to nhỏ bằng giấy treo lùng lẳng trên nóc đền / điện. Còn có những con rắn to thè lưỡi dài quấn quanh xà nhà .
Bàn thờ bầy các đồ lễ : hoa rực rỡ đủ màu sắc , hoa quả theo mùa . Hiện nay đời sống cao trên bàn thờ còn thấy có Thuốc lá 555. nước giải khát cocacola. Bánh kẹo công nghiệp , trà hộp . Ngoài bắc những có các loại hoa quả từ Nam Bộ mang ra , ví dụ như Xoài



6- Ai Tham Gia Hầu Đồng :


Hầu hết là đàn bà sinh để đau yếu ,hoặc con gái hiếm muộn (thường là cho là bệnh Phạm Nhan làm- Phạm Nhan bị kiếm thần của Trần Hưng Đạo chém chết , sau khi chết biến thành đỉa, vắt và muỗi , tuy chết nhưng nó vẫn lẩn lút ăn những thứ tanh hôi của phụ nữ), hoặc tiền kiếp phu thê ghen tuông, hoặc bị ma ám mà thành bệnh Họ tham gia để hy vọng khỏi các bệnh của mình. Vì Thanh đồng là những người thờ về Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo).

Nhưng nay nhận thấy số người trẻ tuổi tham gia hầu đồng ngày càng nhiều . Họ giải thích : vì họ " có số ' " có căn" nên phải lập điện hoặc hàng năm phải đi hầu đồng thì " mới mát mẻ ' cho mình và cả người thân trong gia đình.
Thậm chí có người bị bệnh hiểm nghèo , bệnh viện "đã trả về nhà" , họ vẫn còn "một phần nghìn tia hy vong" cầu kêu "đáng thần linh" chữa khỏi bệnh hiểm nghèo mà y học hiên đại đã bó tay. Phan Kế Bính trong Phong tục Việt nam thì baì bác kịch liệt cách chữa bệnh này. Còn tôi (NVH) đã ngẫu nhiên gặp một vị ni sư ở Thiên viện Trúc Lâm Tây Thiên ở xã Đại Đình huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phú , ni sư bán sách nhà Phật ở Thiền viện này , Ni sư kể cho tôi nghe : ni sư trước bị bệnh viện trả về với căn bệnh Thoái hoá cột sống để chờ chết , Thế là ni sư vào Thiền Viện Đà Lát xin được tập Thiền , thế mà khỏi bệnh, nay ra "công tác" ở Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên - Nơi đây đã có Thiện tự trước thời Hùng Vương.
Còn Đồng Cốt là những người thờ về chư vị như thờ bà Liễu Hạnh công chúa, Thượng Ngàn công chúa, Cửu Thiên Huyền nữ... đó là các Đức mẹ hoặc thờ về các vị Hoàng tử thì gọi là Đức ông.; thờ về các cậu thì gọi là đồng Cậu Quận; thờ các cô thì gọi là Đồng Cô .



7- Một Số Nhận Xét:


7.1- Rất cần thiết cho tầng lớp bình dân có Nhu cầu giải toả "căng thẳng" sau những ngày lao động

7.2- Nội dung các bài hát văn đồng hành với diễn xướng hầu đồng đều ca ngợi cảnh đẹp đất nước non xanh núi biếc ,thậm chí còn ca ngợi những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo hoặc vô danh như Quan Tuần Tranh . Qua đó lòng yêu nuoc càng sâu nặng
7.3- Với 36 giá đồng gắn với 36 bộ trang phục khác nhau , với các mầu sắc rực rở kèm theo các đạo cụ hầu đồng (quạt, cờ hội, kiếm , mái chèo ...) thực chất như một cuộc trình diễn thời trang dân tộc .
7.4- Chỉ vẻn vẹn trên một chiếc chiếu mà Đồng cốt đã diễn xướng 36 giá đồng , phải nói sinh động hơn xem cải lương, chèo và tuồng . Nó "thôi miên" khán giả "tự nguyện" . Cảnh múa kiếm , cảnh chèo thuyền , cảnh múa quạt thật sinh động.
7.5 Các sản vật quê hương truyền thống và hiện đại đều được đặt trên bàn thờ. Cùng với các loài hoa đẹp nhất trưng bày , không gian diễn xướng lung linh huyền ảo. Cái đẹp quê hương được tôn thờ.

8- Kết Luận :


Cụ Phan Kế Bính ở thế kỷ 20 đã công kích tín ngưỡng dân gian này .

Và trên thực tế (thế kỷ 21 này) cũng có kẻ lợi dụng diễn xướng 36 giá đồng để "mưu sinh" , hoạ hoằn đã có hậu quả mê tín đánh chết người (vu cho họ là ma quỷ) khi đến xem hầu đồng .
Nhưng theo tôi, nếu loại bỏ mặt tiêu cực , thì 36 giá đồng là di sản văn hoá phi vật thể cần nâng niu bảo tồn.

Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức - Liên hệ quảng cáo trên - Kenh890.vn - 0974.598.763

Không có nhận xét nào