Người yêu đổi dạ thay lòng và hồi kết oan nghiệt của mối tình thuở học trò
Sau hai năm yêu nhau với biết bao kỷ niệm ngọt ngào, khi chàng trai tính chuyện lâu dài thì bất
ngờ bị gia đình người yêu phản đối vì cậu chỉ là anh thợ sửa điện thoại không môn đăng hộ đối. Bố mẹ cậu cũng cấm chuyện yêu đương để giữ thể diện gia đình. Trước sóng gió, cô nàng đã buông tay, bỏ rơi mối tình thơ.
Quẫn trí, chàng thanh niên lao thẳng xuống dòng sông tự tử, giải thoát cho bản thân khỏi nỗi đau từ cuộc tình đầy nước mắt, để lại bao day dứt, xót xa cho người ở lại.
Người yêu đổi dạ thay lòng và hồi kết oan nghiệt của mối tình thuở học trò 1
Thất tình nhảy cầu giải thoát
Chàng trai xấu số khiến dư luận xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) từ người đi đường đến quán nước đâu đâu người ta cũng xôn xao bàn tán ấy là Nguyễn Hải Đăng ( 22 tuổi), nhà ở cuối thôn Tuyên Mai. Chiều 27/7, Đăng chân trần chạy lên giữa cầu Đục Khê với hàng nước mắt chảy dài. Không một phút do dự, cậu lao xuống sông Đáy trước sự bàng hoàng của những người dân sống hai bên đầu cầu. Suốt mấy giờ đồng hồ tìm kiếm liên tục sau đó, cơ quan chức năng mới vớt được xác của chàng thanh niên xấu số. Nhiều người bị sốc trước tin Đăng tự tử vì trong mắt mọi người cậu là một thanh niên hiền lành ngoan ngoãn, gia đình thuộc diện khá giả sống hạnh phúc và yên ấm. Nguyên nhân dẫn đến hàng động nông nổi, dại đột của Đăng chỉ vì một mối tình từ thời tuổi học trò mơ mộng.
Cây cầu nơi Đăng nhảy xuống tự tử. Ảnh: T.G
Những năm học phổ thông, cậu học trò Đăng giữ trong lòng hình bóng của cô bạn cùng lớp có mái tóc thề, nhưng phải đến mùa hè cuối cấp, cậu mới dám thổ lộ mối tình đơn phương với nàng. Hạnh phúc cho Đăng, cô nữa sinh mà cậu thầm thương trộm nhớ ấy cũng “tình trong như đã”. Hai người thề non hẹn biển, hứa với nhau cùng vào giảng đường đại học rồi tính chuyện tương lai lâu dài.
Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý, năm ấy Đăng thi rớt đại học, còn bạn gái của cậu thì đậu vào ngành Dược của một trường Đại học y danh tiếng. Sau hai năm theo đuổi giấc mộng bước vào giảng đường đại học không thành, Đăng quyết định đi học nghề sửa chữa điện thoại. Đây cũng là nguyên cớ khiến chuyện tình yêu của hai người gặp trắc trở, vướng phải sự phản đối từ phía gia đình cô gái. “Khi biết chuyện Đăng và Phương (Nguyễn Thị Phương, SN 1993, thôn Đông Bình, xã Hồng Tiến, bạn gái của Đăng – PV) yêu nhau thì gia đình Phương phản đối kịch liệt vì cậu ấy chỉ là một thợ sửa chữa điện thoại. Từ ngày đi học chuyên nghiệp, Phương cũng hờ hững không còn thắm thiết như trước khiến Đăng chìm trong nỗi khổ tâm. Trước ngày cậu ấy nhảy cầu, Đăng gọi điện tâm sự với em: “Nếu không lấy được Phương thì tao sẽ chết””, Bùi Thế Diện (SN 1991) người bạn thân thiết với Đăng kể lại nguồn cơn bi kịch chuyện tình của Đăng.
Nhớ lại hôm người bạn luỵ tình tìm đến cái chết để giải thoát khỏi cuộc sống bế tắc mệt mỏi, Tuấn Anh một người bạn khác của Đăng cho biết: “Trưa hôm ấy, Đăng học nghề trên thành phố về nhà chơi, bạn bè em tụ tập nhà Hùng (Đông Văn Hùng – pv) nấu cơm ăn với nhau. Hôm đó, Phương cũng về, cậu ấy còn qua đón người yêu. Ăn xong, bọn em sang nhà chú Hùng bên cạnh hát karaoke. Đăng với Phương không đi cùng bọn em. Hai đứa bảo có chuyện muốn nói riêng với nhau.
Theo những người bạn thân thiết, thì do quá yêu Phương nên khi người yêu lạnh nhạt, hờ hững khiến Đăng cảm thấy ngột ngạt khó thở. Nhân gặp mặt lần này, cậu muốn Phương cho mình câu trả lời dứt khoát về mối quan hệ của hai người. Vì yêu Phương thật lòng, cậu luôn khao khát đến cái ngày Phương ra trường được đón cô về làm vợ, cùng cô xây dựng một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng câu trả lời dứt tình của Phương như nhát dao đâm vào tim anh. Đau đớn, tuyệt vọng, quẫn trí khiến Đăng đã tìm đến cái chết.
Được biết, khi hai người đang ngồi nói chuyện cho “rõ ràng”, Bố của Hùng, ông Đồng Văn Viễn đang ngủ trong nhà nghe thấy Đăng và Phương khóc nên dậy hỏi thăm. “Thằng Đăng bảo sống không có em anh thà chết còn hơn. Nói rồi nó cởi hết đồng hồ, điện thoại, dây chuyền để lại rồi chạy ra sông thật. Khi biết tin Đăng chết, Phương mặt tái ngắt như người mất hồn, đờ đẫn gọi tên thằng Đăng, loạng choạng chạy ra bờ sông nhưng vừa bước được mấy bước thì ngất. Không yêu nhau nữa thì làm bạn cũng được, còn nhiều sự lựa chọn khác, sao nó không biết nghĩ thoáng lên chứ”, giọng ông Viễn trầm buồn.
“Ước gì tôi đừng ngăn cản tình con”
Những cơn mưa như trút nước làm cho bầu không khí phủ lên gia đình cậu thanh niên luỵ tình thêm u ám tang thương. Cô em gái của Đăng năm nay mới học lớp 8, thất thần ngồi bên di ảnh của anh trai. Đau thương mất mát khiến cô bé không còn sức gượng dậy. Khói hương bay nghi ngút, làm cho ngôi nhà thêm lạnh lẽo.
“Đăng ơi! Sao con bỏ mẹ mà đi”, tiếng người mẹ mất con gọi đến xé lòng phá tan không gian yên tĩnh. Bố của Đăng, ông Nguyễn Văn Đức (46 tuổi) tóc bạc mầu muối tiêu khuôn mặt hốc hác, gắng gượng chút sức lực còn lại dìu người vợ như tàu lá úa từ trong buồng ra. Bà đến bên bàn thờ, ôm di ảnh con vào lòng khóc lóc thảm thương. Thấy vợ như vậy, ông Đức cũng không cầm được nước mắt. “Bà ấy đang ngủ thì nhớ con giật mình thức dậy. Từ hôm con trai mất đến giờ, vợ tôi đau xót, thương con khóc đến ngất lên ngất xuống. Cái hôm đưa con về nơi yên nghỉ, bà ấy sốc mất hết trí nhớ, lảm nhảm như người tâm thần đội mưa đội gió lang thang khắp thôn xóm tìm gọi thằng Đăng về nhà. Mọi người tìm kéo về thì bà ấy bảo: “Con tôi nó đói, tìm nó về ăn cơm”. Giờ vẫn vậy, lúc tỉnh lúc mê, không biết thời gian tới sẽ như thế nào”, ông nghẹn ngào.
Tổ ấm giờ vắng đi một người chỉ còn vợ chồng ông và cô con gái khiến ngôi nhà rộng mênh mông càng thêm hiu quạnh. Mất con, ông Đức đau như đứt từng khúc ruột. Trước mất mát quá lớn, chân ông như muốn khuỵ xuống nhưng ông nén nỗi đau vào lòng, cố gắng gượng để làm điểm tựa, làm chỗ bấu víu cho vợ con. Ông tâm sự: “Đăng đi học nghề ba tháng nay chưa về thăm nhà. Hôm 27/7, nó về nhà chơi, tôi đi làm ngoài đồng, chỉ có mẹ nó ở nhà. Nó vừa về đến sân thì bạn bè gọi liền vội đưa cho mẹ cái ba lô rồi đi. Nó đi rồi đi luôn không về nữa. Tôi chẳng được nhìn mặt con lần cuối”, đang nói giọng ông như lạc đi. Câu chuyện bị ngắt quãng bởi những giọt nước mắt. Ông Đức tâm sự, cậu con trai lâu ngày mới về nên bà làm một mâm cơm đầy các món mà con ông thích. Nhưng khi gọi điện thoại cho con thì thuê bao không liên lạc, cả gia đình ông đợi cơm đến khi nguội ngắt cũng thấy bóng dáng Đăng về. Trong dạ, ông cứ bồn chồn không yên, cả buổi chiều đó ông cứ thấp thỏm, thỉnh thoảng ông lại nhấn số gọi xem Đăng đang ở đâu nhưng đều vô vọng. Hơn 2h chiều, ông nhận được tin như sét đánh ngang tai, vợ ông cũng rụng rời chân tay.
Ông Đức ngậm ngùi cho nhớ lại: “Ngày trước Đăng nói yêu một cô bạn cùg lớp. Mãi đến năm ngoái, nó mới đưa về giới thiệu tôi mới biết đấy là cái Phương. Con bé hiền lành ý tứ, chúng tôi cũng ưng nó lắm. Sau này có lần thấy cu cậu cứ buồn buồn, vợ tôi gặng hỏi thì nó bảo nhà người ta chê con tôi học hành không đến nơi đến chốn, không môn đăng hộ đối. Nghe vậy, tôi giận quá, nhà người ta đã hơn gì mà chê nhà mình. Để giữ “giá” cho con, vợ chồng tôi cũng không đồng ý vì “tuổi hai đứa không hợp”. Tưởng tuổi trẻ bồng bột thấy khó khăn thì thôi, vậy mà con tôi lại dành tình cảm cho người ta sâu đậm quá. Nếu sớm biết thế, tôi ước gì mình đã không ngăn cản tình con”. Trong mắt ông, Đăng là đứa con ngoan biết nghe lời cha mẹ và sống rất tình cảm. Ông cảm thấy day dứt lương tâm, như chính ông đẩy đứa con mình vào cõi chết. Một thời gian dài, con ông sống trong tâm trạng chán chường bế tắc mệt mỏi vậy mà ông không biết. Thấy Đăng vô tư nói cười ông tưởng mọi thứ với con mình vẫn tốt. Nhưng ông không ngờ những con sóng ngầm âm ỉ sắp biến thành bão tố trong lòng cậu thanh niên mới lớn.
Bà Mai đau xót vì mất con nên lúc tỉnh lúc mê, thỉnh thoảng bà lại gọi: “Đăng ơi về đi. Mẹ không phản đối chuyện tình của các con nữa”, nhưng tất cả những điều ấy giờ đã quá muộn. Nếu ông bà biết lắng nghe những tâm tư của con cái thì đã không có kết cục đau lòng như vậy. Thắp cho người xấu số nén nhang, cầu cho anh yên nghỉ nơi suối vàng. Liệu rằng Đăng có biết những mất mát đau đớn này sẽ theo cha mẹ, người thân của anh ám ảnh họ đến suốt cả cuộc đời còn lại.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức
ngờ bị gia đình người yêu phản đối vì cậu chỉ là anh thợ sửa điện thoại không môn đăng hộ đối. Bố mẹ cậu cũng cấm chuyện yêu đương để giữ thể diện gia đình. Trước sóng gió, cô nàng đã buông tay, bỏ rơi mối tình thơ.
Quẫn trí, chàng thanh niên lao thẳng xuống dòng sông tự tử, giải thoát cho bản thân khỏi nỗi đau từ cuộc tình đầy nước mắt, để lại bao day dứt, xót xa cho người ở lại.
Người yêu đổi dạ thay lòng và hồi kết oan nghiệt của mối tình thuở học trò 1
Thất tình nhảy cầu giải thoát
Chàng trai xấu số khiến dư luận xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) từ người đi đường đến quán nước đâu đâu người ta cũng xôn xao bàn tán ấy là Nguyễn Hải Đăng ( 22 tuổi), nhà ở cuối thôn Tuyên Mai. Chiều 27/7, Đăng chân trần chạy lên giữa cầu Đục Khê với hàng nước mắt chảy dài. Không một phút do dự, cậu lao xuống sông Đáy trước sự bàng hoàng của những người dân sống hai bên đầu cầu. Suốt mấy giờ đồng hồ tìm kiếm liên tục sau đó, cơ quan chức năng mới vớt được xác của chàng thanh niên xấu số. Nhiều người bị sốc trước tin Đăng tự tử vì trong mắt mọi người cậu là một thanh niên hiền lành ngoan ngoãn, gia đình thuộc diện khá giả sống hạnh phúc và yên ấm. Nguyên nhân dẫn đến hàng động nông nổi, dại đột của Đăng chỉ vì một mối tình từ thời tuổi học trò mơ mộng.
Cây cầu nơi Đăng nhảy xuống tự tử. Ảnh: T.G
Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý, năm ấy Đăng thi rớt đại học, còn bạn gái của cậu thì đậu vào ngành Dược của một trường Đại học y danh tiếng. Sau hai năm theo đuổi giấc mộng bước vào giảng đường đại học không thành, Đăng quyết định đi học nghề sửa chữa điện thoại. Đây cũng là nguyên cớ khiến chuyện tình yêu của hai người gặp trắc trở, vướng phải sự phản đối từ phía gia đình cô gái. “Khi biết chuyện Đăng và Phương (Nguyễn Thị Phương, SN 1993, thôn Đông Bình, xã Hồng Tiến, bạn gái của Đăng – PV) yêu nhau thì gia đình Phương phản đối kịch liệt vì cậu ấy chỉ là một thợ sửa chữa điện thoại. Từ ngày đi học chuyên nghiệp, Phương cũng hờ hững không còn thắm thiết như trước khiến Đăng chìm trong nỗi khổ tâm. Trước ngày cậu ấy nhảy cầu, Đăng gọi điện tâm sự với em: “Nếu không lấy được Phương thì tao sẽ chết””, Bùi Thế Diện (SN 1991) người bạn thân thiết với Đăng kể lại nguồn cơn bi kịch chuyện tình của Đăng.
Nhớ lại hôm người bạn luỵ tình tìm đến cái chết để giải thoát khỏi cuộc sống bế tắc mệt mỏi, Tuấn Anh một người bạn khác của Đăng cho biết: “Trưa hôm ấy, Đăng học nghề trên thành phố về nhà chơi, bạn bè em tụ tập nhà Hùng (Đông Văn Hùng – pv) nấu cơm ăn với nhau. Hôm đó, Phương cũng về, cậu ấy còn qua đón người yêu. Ăn xong, bọn em sang nhà chú Hùng bên cạnh hát karaoke. Đăng với Phương không đi cùng bọn em. Hai đứa bảo có chuyện muốn nói riêng với nhau.
Theo những người bạn thân thiết, thì do quá yêu Phương nên khi người yêu lạnh nhạt, hờ hững khiến Đăng cảm thấy ngột ngạt khó thở. Nhân gặp mặt lần này, cậu muốn Phương cho mình câu trả lời dứt khoát về mối quan hệ của hai người. Vì yêu Phương thật lòng, cậu luôn khao khát đến cái ngày Phương ra trường được đón cô về làm vợ, cùng cô xây dựng một gia đình hạnh phúc. Thế nhưng câu trả lời dứt tình của Phương như nhát dao đâm vào tim anh. Đau đớn, tuyệt vọng, quẫn trí khiến Đăng đã tìm đến cái chết.
Được biết, khi hai người đang ngồi nói chuyện cho “rõ ràng”, Bố của Hùng, ông Đồng Văn Viễn đang ngủ trong nhà nghe thấy Đăng và Phương khóc nên dậy hỏi thăm. “Thằng Đăng bảo sống không có em anh thà chết còn hơn. Nói rồi nó cởi hết đồng hồ, điện thoại, dây chuyền để lại rồi chạy ra sông thật. Khi biết tin Đăng chết, Phương mặt tái ngắt như người mất hồn, đờ đẫn gọi tên thằng Đăng, loạng choạng chạy ra bờ sông nhưng vừa bước được mấy bước thì ngất. Không yêu nhau nữa thì làm bạn cũng được, còn nhiều sự lựa chọn khác, sao nó không biết nghĩ thoáng lên chứ”, giọng ông Viễn trầm buồn.
“Ước gì tôi đừng ngăn cản tình con”
Những cơn mưa như trút nước làm cho bầu không khí phủ lên gia đình cậu thanh niên luỵ tình thêm u ám tang thương. Cô em gái của Đăng năm nay mới học lớp 8, thất thần ngồi bên di ảnh của anh trai. Đau thương mất mát khiến cô bé không còn sức gượng dậy. Khói hương bay nghi ngút, làm cho ngôi nhà thêm lạnh lẽo.
“Đăng ơi! Sao con bỏ mẹ mà đi”, tiếng người mẹ mất con gọi đến xé lòng phá tan không gian yên tĩnh. Bố của Đăng, ông Nguyễn Văn Đức (46 tuổi) tóc bạc mầu muối tiêu khuôn mặt hốc hác, gắng gượng chút sức lực còn lại dìu người vợ như tàu lá úa từ trong buồng ra. Bà đến bên bàn thờ, ôm di ảnh con vào lòng khóc lóc thảm thương. Thấy vợ như vậy, ông Đức cũng không cầm được nước mắt. “Bà ấy đang ngủ thì nhớ con giật mình thức dậy. Từ hôm con trai mất đến giờ, vợ tôi đau xót, thương con khóc đến ngất lên ngất xuống. Cái hôm đưa con về nơi yên nghỉ, bà ấy sốc mất hết trí nhớ, lảm nhảm như người tâm thần đội mưa đội gió lang thang khắp thôn xóm tìm gọi thằng Đăng về nhà. Mọi người tìm kéo về thì bà ấy bảo: “Con tôi nó đói, tìm nó về ăn cơm”. Giờ vẫn vậy, lúc tỉnh lúc mê, không biết thời gian tới sẽ như thế nào”, ông nghẹn ngào.
Tổ ấm giờ vắng đi một người chỉ còn vợ chồng ông và cô con gái khiến ngôi nhà rộng mênh mông càng thêm hiu quạnh. Mất con, ông Đức đau như đứt từng khúc ruột. Trước mất mát quá lớn, chân ông như muốn khuỵ xuống nhưng ông nén nỗi đau vào lòng, cố gắng gượng để làm điểm tựa, làm chỗ bấu víu cho vợ con. Ông tâm sự: “Đăng đi học nghề ba tháng nay chưa về thăm nhà. Hôm 27/7, nó về nhà chơi, tôi đi làm ngoài đồng, chỉ có mẹ nó ở nhà. Nó vừa về đến sân thì bạn bè gọi liền vội đưa cho mẹ cái ba lô rồi đi. Nó đi rồi đi luôn không về nữa. Tôi chẳng được nhìn mặt con lần cuối”, đang nói giọng ông như lạc đi. Câu chuyện bị ngắt quãng bởi những giọt nước mắt. Ông Đức tâm sự, cậu con trai lâu ngày mới về nên bà làm một mâm cơm đầy các món mà con ông thích. Nhưng khi gọi điện thoại cho con thì thuê bao không liên lạc, cả gia đình ông đợi cơm đến khi nguội ngắt cũng thấy bóng dáng Đăng về. Trong dạ, ông cứ bồn chồn không yên, cả buổi chiều đó ông cứ thấp thỏm, thỉnh thoảng ông lại nhấn số gọi xem Đăng đang ở đâu nhưng đều vô vọng. Hơn 2h chiều, ông nhận được tin như sét đánh ngang tai, vợ ông cũng rụng rời chân tay.
Ông Đức ngậm ngùi cho nhớ lại: “Ngày trước Đăng nói yêu một cô bạn cùg lớp. Mãi đến năm ngoái, nó mới đưa về giới thiệu tôi mới biết đấy là cái Phương. Con bé hiền lành ý tứ, chúng tôi cũng ưng nó lắm. Sau này có lần thấy cu cậu cứ buồn buồn, vợ tôi gặng hỏi thì nó bảo nhà người ta chê con tôi học hành không đến nơi đến chốn, không môn đăng hộ đối. Nghe vậy, tôi giận quá, nhà người ta đã hơn gì mà chê nhà mình. Để giữ “giá” cho con, vợ chồng tôi cũng không đồng ý vì “tuổi hai đứa không hợp”. Tưởng tuổi trẻ bồng bột thấy khó khăn thì thôi, vậy mà con tôi lại dành tình cảm cho người ta sâu đậm quá. Nếu sớm biết thế, tôi ước gì mình đã không ngăn cản tình con”. Trong mắt ông, Đăng là đứa con ngoan biết nghe lời cha mẹ và sống rất tình cảm. Ông cảm thấy day dứt lương tâm, như chính ông đẩy đứa con mình vào cõi chết. Một thời gian dài, con ông sống trong tâm trạng chán chường bế tắc mệt mỏi vậy mà ông không biết. Thấy Đăng vô tư nói cười ông tưởng mọi thứ với con mình vẫn tốt. Nhưng ông không ngờ những con sóng ngầm âm ỉ sắp biến thành bão tố trong lòng cậu thanh niên mới lớn.
Bà Mai đau xót vì mất con nên lúc tỉnh lúc mê, thỉnh thoảng bà lại gọi: “Đăng ơi về đi. Mẹ không phản đối chuyện tình của các con nữa”, nhưng tất cả những điều ấy giờ đã quá muộn. Nếu ông bà biết lắng nghe những tâm tư của con cái thì đã không có kết cục đau lòng như vậy. Thắp cho người xấu số nén nhang, cầu cho anh yên nghỉ nơi suối vàng. Liệu rằng Đăng có biết những mất mát đau đớn này sẽ theo cha mẹ, người thân của anh ám ảnh họ đến suốt cả cuộc đời còn lại.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức
Post a Comment