Giọt nước mắt sau trường thi
Dưới cái nắng hè chói chang, hàng trăm phụ huynh đứng, ngồi vạ vật chờ các sĩ tử đang “căng
mình” trong phòng thi. Họ đang trải qua những tháng ngày âu lo, thấp thỏm cùng con em mình trong kỳ thi đại học.
Chị Nguyễn Thị Lan khóc và cho biết mình quá lo sợ con không làm được bài thi.
Trắng đêm cùng con
Sáng 9/7, trước cổng Trường ĐH Văn hóa, chị Hoàng Thị Xoạn (ở Quảng Xương, Thanh Hóa) ngồi trên vỉa hè tranh thủ thiếp đi một lát, mặc cho bên tai tiếng còi xe ầm ĩ. Mẹ con chị ra Hà Nội đã chục ngày nay, lo chuyện thi cử của con nên chả đêm nào chị được ngon giấc. Hầu như hôm nào chị cũng dậy từ 3h sáng, sau đó vào bếp lục đục cơm cháo cho con. Đêm thấy con cứ trở mình không ngủ, chị lại dậy ngồi bó gối lo lắng.
Ở quê, nhà chị Xoạn có 6 mẫu đầm nuôi tôm cá. Cứ 3h sáng, chị lại cắp nón đi chợ bán cá, mỗi ngày lãi khoảng 80.000- 100.000đ, đủ tiền chi tiêu trong gia đình. Đưa con đi thi thế này, chị sốt ruột lắm vì chả ai chợ búa bán hàng khi hải sản đang mùa thu hoạch. Lòng như lửa đốt, nhưng chị cũng phải “đắp chiếu” việc nhà để đưa con đi thi vì sau 12 năm đèn sách, kỳ thi này là bước ngoặt của cuộc đời con. Thấy con bước ra trường thi với khuôn mặt tươi rói và cho biết mình làm bài khả quan, chị Xoạn như trút được ít gánh nặng.
Tại điểm thi Trường ĐH Luật, chị Nông Thị Huyền (Lạng Sơn) tỏ vẻ mệt mỏi. Mấy tháng con gái ôn thi, mọi việc trong nhà từ giặt giũ, cơm nước, trồng trọt, chăn nuôi, vợ chồng chị đều giành làm tuốt. Về đến Hà Nội, hai mẹ con xin vào ký túc xá nhà trường tá túc. Con gái đi thi lo một, nhưng chị lo mười. Gần 1 tuần nay, chị toàn thức đến thâm quầng cả mắt vì lo con mất bình tĩnh không làm bài được.
Tâm sự về chuyện học hành, thi cử của con gái, giọng chị Huyền trùng xuống, đôi mắt hoe đỏ. Chị cho biết, mình là người dân tộc Tày, nhà cách TP Lạng Sơn 60km. Cả họ nhà chị đều ở bản, phải bám ruộng cày bừa và chưa ai đỗ đại học nên gia đình chị kỳ vọng vào con gái lắm. Con không ăn cơm thì chị mua bánh, sữa, trái cây… để tẩm bổ cho con. “Vợ chồng tôi suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không bao giờ thấy đời mình sáng. Vì thế hàng đêm, tôi cứ cầu mong con làm được bài và đỗ đạt”, chị chia sẻ.
Mẹ con chị Xoạn gặp nhau phấn khởi sau môn thi Địa lý sáng 9/7.
Khóc vì sợ con không làm bài được
Còn 45 phút nữa mới đến giờ thu bài thi môn Địa lý nhưng có một người mẹ đã vội vã chạy lại cổng trường ĐH Văn hóa, tay xách túi quần áo, tay cắp mũ bảo hiểm đứng chờ con. Mặt chị lộ vẻ lo lắng, căng thẳng. Chị là Nguyễn Thị Lan (quê Hưng Yên). Năm nay, con trai thi cả đợt 1 và 2 nên mẹ con chị “vạ vật” ở Hà Nội gần nửa tháng rồi. Tính cả số tiền vay cho con gái đầu đang học cao đẳng và vay cho cậu con trai đi thi, chị Lan đang nợ ngân hàng và hàng xóm 10 triệu đồng.
Vợ chồng chị đều làm phụ hồ nên kinh tế gia đình cũng rất khó khăn. Năm cậu con trai thi trượt vào lớp 10, vợ chồng chị đã từng quyết định cho con nghỉ học đi làm phụ hồ cũng bố mẹ. “Thế nhưng, cháu ngồi thụp xuống cầu xin mẹ cho con tiếp tục được học. Tôi tủi thân quá. Vợ chồng tôi thất học nên mới khổ thế này, chẳng nhẽ vì thiếu thốn mà con cũng thất học nốt. Rồi sau này đời con, đời cháu nó sẽ ra sao? Vậy nên tôi quyết định cho dù có làm thuê cũng phải cho cháu học lại để thi vào cấp 3. Và kết quả những năm cấp 3, cháu đều đạt học sinh tiên tiến”, chị Lan cho biết.
Đợt 1, con trai chị Lan thi vào ĐH Môi trường. “Cháu nói làm bài cũng kha khá nhưng tôi vẫn lo lắm. Tôi phải cố làm ra vẻ bình thường để cháu không bị áp lực. Đợt 2 này, cháu thi vào ĐH Văn hóa. Cả tối qua, tôi không hề chợp mắt tí nào. Tôi dậy xếp cho cháu bộ quần áo, lấy hết giấy tờ thi để lên bàn kẻo nhỡ quên quay về không kịp. Buổi trưa ở lại trường thi, có lẽ cháu không ăn được gì nên tôi mua vài bịch sữa mang theo đây. Tôi chỉ có thể làm được như thế cho con trai mà thôi”, vừa nói, chị Lan vừa gục mặt vào hai lòng bàn tay khóc nức nở. Nghẹn ngào chị cho biết, mình quá lo sợ con không làm được bài thi.
Chị Nguyễn Thị Lan Anh (Quỳnh Phụ, Thái Bình) năm nay có con gái đầu thi vào đại học. Để đưa con lên Hà Nội, chị phải xin nghỉ việc nửa tháng nay. Ở nhà, chồng chị bị ốm nên chị phải đưa cậu con trai út mới học lớp 3 lên Hà Nội ở trọ cùng mẹ và chị. Từ khi lên Hà Nội, chị hầu như thức trắng đêm vì lo chồng ở nhà đang ốm không ai chăm, rồi lo chuyện thi cử của con gái. Có hôm, 4h sáng chị đã dậy vì có nằm cũng chẳng ngủ nổi.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức
mình” trong phòng thi. Họ đang trải qua những tháng ngày âu lo, thấp thỏm cùng con em mình trong kỳ thi đại học.
Chị Nguyễn Thị Lan khóc và cho biết mình quá lo sợ con không làm được bài thi.
Trắng đêm cùng con
Sáng 9/7, trước cổng Trường ĐH Văn hóa, chị Hoàng Thị Xoạn (ở Quảng Xương, Thanh Hóa) ngồi trên vỉa hè tranh thủ thiếp đi một lát, mặc cho bên tai tiếng còi xe ầm ĩ. Mẹ con chị ra Hà Nội đã chục ngày nay, lo chuyện thi cử của con nên chả đêm nào chị được ngon giấc. Hầu như hôm nào chị cũng dậy từ 3h sáng, sau đó vào bếp lục đục cơm cháo cho con. Đêm thấy con cứ trở mình không ngủ, chị lại dậy ngồi bó gối lo lắng.
Ở quê, nhà chị Xoạn có 6 mẫu đầm nuôi tôm cá. Cứ 3h sáng, chị lại cắp nón đi chợ bán cá, mỗi ngày lãi khoảng 80.000- 100.000đ, đủ tiền chi tiêu trong gia đình. Đưa con đi thi thế này, chị sốt ruột lắm vì chả ai chợ búa bán hàng khi hải sản đang mùa thu hoạch. Lòng như lửa đốt, nhưng chị cũng phải “đắp chiếu” việc nhà để đưa con đi thi vì sau 12 năm đèn sách, kỳ thi này là bước ngoặt của cuộc đời con. Thấy con bước ra trường thi với khuôn mặt tươi rói và cho biết mình làm bài khả quan, chị Xoạn như trút được ít gánh nặng.
Tại điểm thi Trường ĐH Luật, chị Nông Thị Huyền (Lạng Sơn) tỏ vẻ mệt mỏi. Mấy tháng con gái ôn thi, mọi việc trong nhà từ giặt giũ, cơm nước, trồng trọt, chăn nuôi, vợ chồng chị đều giành làm tuốt. Về đến Hà Nội, hai mẹ con xin vào ký túc xá nhà trường tá túc. Con gái đi thi lo một, nhưng chị lo mười. Gần 1 tuần nay, chị toàn thức đến thâm quầng cả mắt vì lo con mất bình tĩnh không làm bài được.
Tâm sự về chuyện học hành, thi cử của con gái, giọng chị Huyền trùng xuống, đôi mắt hoe đỏ. Chị cho biết, mình là người dân tộc Tày, nhà cách TP Lạng Sơn 60km. Cả họ nhà chị đều ở bản, phải bám ruộng cày bừa và chưa ai đỗ đại học nên gia đình chị kỳ vọng vào con gái lắm. Con không ăn cơm thì chị mua bánh, sữa, trái cây… để tẩm bổ cho con. “Vợ chồng tôi suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không bao giờ thấy đời mình sáng. Vì thế hàng đêm, tôi cứ cầu mong con làm được bài và đỗ đạt”, chị chia sẻ.
Mẹ con chị Xoạn gặp nhau phấn khởi sau môn thi Địa lý sáng 9/7.
Khóc vì sợ con không làm bài được
Còn 45 phút nữa mới đến giờ thu bài thi môn Địa lý nhưng có một người mẹ đã vội vã chạy lại cổng trường ĐH Văn hóa, tay xách túi quần áo, tay cắp mũ bảo hiểm đứng chờ con. Mặt chị lộ vẻ lo lắng, căng thẳng. Chị là Nguyễn Thị Lan (quê Hưng Yên). Năm nay, con trai thi cả đợt 1 và 2 nên mẹ con chị “vạ vật” ở Hà Nội gần nửa tháng rồi. Tính cả số tiền vay cho con gái đầu đang học cao đẳng và vay cho cậu con trai đi thi, chị Lan đang nợ ngân hàng và hàng xóm 10 triệu đồng.
Vợ chồng chị đều làm phụ hồ nên kinh tế gia đình cũng rất khó khăn. Năm cậu con trai thi trượt vào lớp 10, vợ chồng chị đã từng quyết định cho con nghỉ học đi làm phụ hồ cũng bố mẹ. “Thế nhưng, cháu ngồi thụp xuống cầu xin mẹ cho con tiếp tục được học. Tôi tủi thân quá. Vợ chồng tôi thất học nên mới khổ thế này, chẳng nhẽ vì thiếu thốn mà con cũng thất học nốt. Rồi sau này đời con, đời cháu nó sẽ ra sao? Vậy nên tôi quyết định cho dù có làm thuê cũng phải cho cháu học lại để thi vào cấp 3. Và kết quả những năm cấp 3, cháu đều đạt học sinh tiên tiến”, chị Lan cho biết.
Đợt 1, con trai chị Lan thi vào ĐH Môi trường. “Cháu nói làm bài cũng kha khá nhưng tôi vẫn lo lắm. Tôi phải cố làm ra vẻ bình thường để cháu không bị áp lực. Đợt 2 này, cháu thi vào ĐH Văn hóa. Cả tối qua, tôi không hề chợp mắt tí nào. Tôi dậy xếp cho cháu bộ quần áo, lấy hết giấy tờ thi để lên bàn kẻo nhỡ quên quay về không kịp. Buổi trưa ở lại trường thi, có lẽ cháu không ăn được gì nên tôi mua vài bịch sữa mang theo đây. Tôi chỉ có thể làm được như thế cho con trai mà thôi”, vừa nói, chị Lan vừa gục mặt vào hai lòng bàn tay khóc nức nở. Nghẹn ngào chị cho biết, mình quá lo sợ con không làm được bài thi.
Chị Nguyễn Thị Lan Anh (Quỳnh Phụ, Thái Bình) năm nay có con gái đầu thi vào đại học. Để đưa con lên Hà Nội, chị phải xin nghỉ việc nửa tháng nay. Ở nhà, chồng chị bị ốm nên chị phải đưa cậu con trai út mới học lớp 3 lên Hà Nội ở trọ cùng mẹ và chị. Từ khi lên Hà Nội, chị hầu như thức trắng đêm vì lo chồng ở nhà đang ốm không ai chăm, rồi lo chuyện thi cử của con gái. Có hôm, 4h sáng chị đã dậy vì có nằm cũng chẳng ngủ nổi.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức
Post a Comment