Láo loạn Ông đồ bỏ chạy khi thấy công an
Đã thành phản xạ thuần thục, chỉ cần thấp thoáng thấy bóng dáng các lực lượng chức năng, ngay
lập tức các ông đồ thu dọn đồ nghề, nghiên bút, "cắp chữ" bỏ chạy, tạo nên một cảnh tượng vô cùng nhốn nháo và hỗn loạn
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, năm nay "phố ông đồ” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ được di chuyển vào Hồ Văn, nằm ngay đối diện với cổng Văn Miếu. Đây là một quyết định mang tính quyết liệt của thành phố nhằm tránh tình trạng nhốn nháo.
Tuy nhiên, trong khi khu vực chính của "phố ông đồ" đìu hiu, vắng tanh "như chùa bà Đanh", thì ngay trên vỉa hè Văn Miếu, hàng chục thầy đồ vẫn bất chấp lệnh cấm, nhộn nhịp xếp hàng, dọn lều viết chữ cho khách.
Khi bị lực lượng chức năng xuất hiện, nhiều thầy đồ vì quá hoảng hốt còn bỏ quên bút lông, nghiên mực ngay dưới gốc cây ven đường. Bi hài đến nỗi, một số tờ giấy cho chữ ngày xuân vừa được khai bút cũng rơi lả tả ngay dưới lòng đường.
Một số thầy đồ ở đây cho biết, việc chạy công an đã trở thành thói quen và phản xạ mỗi ngày. Thông thường, để không bị tịch thu đồ nghề, các thầy đồ thường xuyên cắt cử người, nghe ngóng thông báo mỗi khi lực lượng cơ quan chức năng chuẩn bị ra quân...
Theo quyết định và sự lựa chọn của UNESCO Thư Pháp Việt Nam, sẽ chỉ giới hạn khoảng 50 - 60 ông đồ được vào viết ở khu vực Hồ Văn. Trong khi đó, trên thực tế, số lượng ông đồ cho chữ ở phố Văn Miếu lên tới gần trăm người. Thiếu địa điểm, nhiều thầy đồ “chậm chân” đành ngậm ngùi chấp nhận việc tìm cách “đối phó” với lực lượng chức năng để có một chỗ ngồi cho chữ.
Tuy nhiên, ngay cả những thầy đồ có chỗ trong khu vực Hồ Văn cũng cảm thấy hoang mang không kém. Bởi lẽ hiện tại, mặc dù đã mở cửa được gần một tuần, nhưng khu vực cho chữ vẫn vắng lặng người qua lại. Nhiều ông đồ ngán ngẩm chỉ biết căng lều ra ngủ cho hết ngày...
Theo nhiều người, không gian trong Hồ Văn quá chật hẹp, chưa tạo được một không gian văn hóa thích hợp với việc cho chữ ngày xuân. Hơn nữa, việc quy hoạch phố ông đồ ở địa điểm mới, cũng chưa được nhiều người biết tới.
lập tức các ông đồ thu dọn đồ nghề, nghiên bút, "cắp chữ" bỏ chạy, tạo nên một cảnh tượng vô cùng nhốn nháo và hỗn loạn
Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, năm nay "phố ông đồ” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ được di chuyển vào Hồ Văn, nằm ngay đối diện với cổng Văn Miếu. Đây là một quyết định mang tính quyết liệt của thành phố nhằm tránh tình trạng nhốn nháo.
Tuy nhiên, trong khi khu vực chính của "phố ông đồ" đìu hiu, vắng tanh "như chùa bà Đanh", thì ngay trên vỉa hè Văn Miếu, hàng chục thầy đồ vẫn bất chấp lệnh cấm, nhộn nhịp xếp hàng, dọn lều viết chữ cho khách.
Một số thầy đồ ở đây cho biết, việc chạy công an đã trở thành thói quen và phản xạ mỗi ngày. Thông thường, để không bị tịch thu đồ nghề, các thầy đồ thường xuyên cắt cử người, nghe ngóng thông báo mỗi khi lực lượng cơ quan chức năng chuẩn bị ra quân...
Theo quyết định và sự lựa chọn của UNESCO Thư Pháp Việt Nam, sẽ chỉ giới hạn khoảng 50 - 60 ông đồ được vào viết ở khu vực Hồ Văn. Trong khi đó, trên thực tế, số lượng ông đồ cho chữ ở phố Văn Miếu lên tới gần trăm người. Thiếu địa điểm, nhiều thầy đồ “chậm chân” đành ngậm ngùi chấp nhận việc tìm cách “đối phó” với lực lượng chức năng để có một chỗ ngồi cho chữ.
Tuy nhiên, ngay cả những thầy đồ có chỗ trong khu vực Hồ Văn cũng cảm thấy hoang mang không kém. Bởi lẽ hiện tại, mặc dù đã mở cửa được gần một tuần, nhưng khu vực cho chữ vẫn vắng lặng người qua lại. Nhiều ông đồ ngán ngẩm chỉ biết căng lều ra ngủ cho hết ngày...
Theo nhiều người, không gian trong Hồ Văn quá chật hẹp, chưa tạo được một không gian văn hóa thích hợp với việc cho chữ ngày xuân. Hơn nữa, việc quy hoạch phố ông đồ ở địa điểm mới, cũng chưa được nhiều người biết tới.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức
Post a Comment