Header Ads

test

Hãy làm chủ túi tiền của bạn

Có phải trong mỗi chúng ta, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, đều ít nhất một lần mong ước có
thật nhiều tiền đúng không nhỉ? 
Thuở nhỏ, mơ có vài ngàn lẻ để mua bim bim, cái kẹo mút. Lớn lên, bạn nài nỉ xin tiền ba mẹ hoặc hì hục làm thêm trong một tiệm ăn để dành dụm mua một chiếc laptop mơ ước…
Hầu hết những mong muốn, ước mơ của chúng ta đều là cái gì đó liên quan đến tiền, nếu không bạn phải cần tiền để thực hiện điều đó. Tiền đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Thế nên ai cũng tiếc tiền khi đánh rơi nó. Nhưng bạn đã biết dùng tiền như thế nào cho hợp lý?

Chi tiêu ít không phải là cách tiêu tiền thông minh

Bạn ăn uống khổ sở, mua thức ăn rẻ tiền, không được tươi ngon để ăn, và bạn cho rằng đó là tiết kiệm. Bạn mua một đôi giày 100 ngàn, chất lượng kém hơn so với đôi giày 150 ngàn bền đẹp hơn nhiều, vì bạn nghĩ mua đôi giày 100 ngàn kia nghĩa là bạn đã tiết kiệm được 50 ngàn. (Cẩn thận khi lựa chọn giày dép: đi một đôi giày chất lượng kém rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn). Thay vào đó bạn sẵn sàng chi tiền cho các khoản quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm, làm đẹp…

Đây là một trong những cách tiêu tiền kém thông minh nhất, khi bạn đầu tư  cho một lĩnh vực không quá cần thiết và hạn chế chi tiêu cho vấn đề sức khỏe, tinh thần (lại là những lĩnh vực rất quan trọng trong cuộc sống của bạn).

Hãy nghĩ đến hậu quả của việc ăn uống thất thường, ngủ nghỉ không đều đặn trong một thời gian dài, hậu quả sẽ là gì? Bạn không đủ sức khỏe để sống, học tập và làm việc, hiệu suất sẽ giảm. Trầm trọng hơn, sức đề kháng giảm, bạn dễ mắc bệnh, và tạo cơ hội cho các loại bệnh khác hình thành mầm mống trong người…Cái giá mà bạn phải trả bây giờ đã hơn rất nhiều so với số tiền mà bạn tiết kiệm được ban đầu. Khi bạn dự định ăn uống kham khổ để tiết kiệm tiền, hãy nghĩ đến sức khỏe của bạn.

(đặc biệt các bạn nữ rất hay rơi vào hoàn cảnh như thế này icon smile Sống tích cực: Làm chủ túi tiền của bạn ).

Bạn sẵn sàng bỏ tiền ra cho cái gì?

Thời trang, làm đẹp, học hành, ẩm thực, vui chơi..những khoản nào bạn sẵn sàng bỏ tiền ra để tiêu dùng (dĩ nhiên là những nhu cầu thiết yếu bạn phải thỏa mãn, còn các nhu cầu thứ cấp, dạng “có cũng được, không có cũng được” bạn phải cân nhắc rất nhiều khi tiêu xài)?

Bạn chi tiêu cho lĩnh vực gì, điều đó tùy thuộc vào quan điểm và cách tiêu tiền của bạn. Điều đáng nói là liệu chúng ta đã xác định được giá trị của các món hàng/ dịch vụ và có sự lựa chọn chi tiêu phù hợp? Mua một cái áo mới hay để tiền đó mua quyển sách tự học ngoại ngữ? Đi du lịch hay để dành tiền mua mới chiếc laptop? Học kỹ năng sống hay học ngoại ngữ, ưu tiên học cái nào khi mình không có đủ tiền cho cả 2?

Những câu hỏi tương tự cứ lởn vởn quanh cuộc sống của mỗi chúng ta, khi bản thân không có nhiều tiền cho tất cả những gì mà chúng ta mong muốn. Lựa chọn cuối cùng thì vẫn thuộc về bạn, thế nhưng nếu kết quả lựa  chọn không như mong đợi, bạn lại đâm ra dằn vặt về quyết định ban đầu của mình. “Biết vậy mình không đi du lịch nữa, dành tiền mua laptop cho rồi…” – Ắt hẳn bạn đã từng hối tiếc những điều tương tự  rồi, phải không?

Một sai lầm nữa của chúng ta là không định giá được những sản phẩm có giá trị tinh thần và lợi ích mà nó mang lại. Bạn không tiếc tiền ăn một bữa cơm thịnh soạn, song bạn có thể rất ngần ngại khi bỏ chừng đó số tiền để đi xem một bộ phim ý nghĩa/ mua một cuốn sách hay… Hầu hết chúng ta thích sở hữu và trả giá cho những gì cầm, thấy, sờ, nắm được ngay trước mặt hơn là bỏ tiền ra để thay đổi về mặt sức khỏe, tinh thần, làm cho tâm hồn phong phú hơn…

Như  khóa học Hành trình Delta Trực tuyến, một số bạn học viên khi giới thiệu cho bạn bè của họ, đã tâm sự với DeltaViet rằng “bạn em nói học như vậy mắc quá, không biết có hiệu quả không…” trong khi đó họ sẵn sàng bỏ ra chừng đó tiền chỉ để mua một cái quần jeans! Vấn đề ở đây không phải là mắc hay rẻ, mà là chúng ta có chịu bỏ ra một mức phí như thế cho dịch vụ giáo dục hay không? Và bạn có thực sự mong muốn thay đổi bản thân hay không, hay chỉ xem đó như là một khóa học học “cho vui”, thay đổi bản thân cũng được, mà không thay đổi cũng được?

Vài lời khuyên của DeltaViet giành cho bạn để sống tốt hơn với vấn đề tài chính của mình:

Tập cho mình thói quen không phụ thuộc vào tiền: dù bạn có nhiều tiền hay ít tiền, chúng ta phải thừa nhận rằng nó không đem lại hạnh phúc. Nó chỉ đem lại sự thỏa mãn và hài lòng nhất định trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, đừng quá phụ thuộc vào nó, hãy học cách hài lòng với những gì mình có và cố gắng để kiếm nhiều tiền hơn nữa icon smile Sống tích cực: Làm chủ túi tiền của bạn
Nó cũng giống như việc bạn phải trả lời câu hỏi “không có tiền thì vấn đề đó được giải quyết theo hướng nào khác mà không tốn kém không?”. Tưởng tượng bạn bị cảm, thay vì bỏ ra một số tiền mua thuốc, hãy nghĩ đến những phương pháp chữa cảm hữu hiệu trong dân gian mà không tốn nhiều tiền. Hoặc bạn có thể mua sách về tự học ngoại ngữ với nhóm bạn của mình thay vì tốn một khoản chi phí ở các trung tâm (mà chưa chắc cách này đã hiệu quả). Trong nhiều trường hợp, giải quyết bằng tiền bạc không phải là một phương án hay.
Nên đầu tư cho các sản phẩm, dịch vụ có giá trị, hiệu quả lâu dài hơn là các sản phẩm, dịch cụ có tính chất là giải pháp ngắn hạn. (ví dụ như bỏ tiền ra để học một lớp tự chăm sóc da sẽ ý nghĩa hơn là dùng số tiền đó để được chăm sóc da trong một lần).
Điều quan trọng bạn nên nhớ: bạn chính là một thứ tài sản, và có thể sản sinh ra tiền. Vậy nên khi hết tiền, hay cảm thấy cần thêm tiền để mua sắm gì đó, sao không kiếm việc làm thêm hay nghĩ ra một kế hoạch kinh doanh nào đó để thoát khỏi tình trạng thiếu tiền? Bạn làm được chứ?
Ps: Có ai muốn chia sẻ thêm về quan niệm tiền bạc của mình không nhỉ? icon smile Sống tích cực: Làm chủ túi tiền của bạn
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức

Không có nhận xét nào