Quy định mới: Vẫn phải nhập ngũ, kể cả thi đỗ đại học
Đây là thông tư mới do Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào Tạo vừa ban hành.
Quy định mới
Thông tư mới do Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào Tạo vừa ban hành, quy định công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung.
Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; các trường cao đẳng, đại học; học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định trước đây, thí sinh nhận giấy báo nhập học đại học, cao đẳng báo cáo với ban chỉ huy quân sự trước 10 ngày so với thời điểm giao nhận quân; thí sinh nhận giấy báo nhập học trung cấp, cao đẳng nghề báo cáo chậm nhất sau 3 ngày nhận được lệnh gọi nhập ngũ được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Các đối tượng khác thuộc trường hợp được hoãn gồm: học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS hoặc THPT tại các cơ sở giáo dục; công dân du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.
Những công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là người đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.
Cũng theo quy định, đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ là công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
Điểm mới khác là thí sinh phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do ban chỉ huy quân sự huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do ban chỉ huy quân sự xã nơi cư trú cấp khi đến trường làm thủ tục nhập học. Công dân đã nhập ngũ vào quân đội, nếu có giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ ĐH, CĐ, TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Thông tư 13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/3/2013.
Lo lắng
"Giấy báo nhập ngũ thì hầu như luôn có trước giấy báo nhập học (nếu có đỗ trường gì, đối với thanh niên 18 tuổi). Như vậy nghĩa là nam thanh niên Việt Nam từ nay cứ xác định là đi nhập ngũ gần hết rồi mới về đi học đi làm (như Hàn Quốc) phải không?" - thành viên Krad của Linkhay đặt câu hỏi.
"Cơ mà 2 năm đi nghĩa vụ xong về quên hết chữ", một thành viên khác của Linkhay nhận định.
"Mình hiện tại đang học lớp 12 và đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho 2 kỳ thi tốt nghiệp và ĐH. Dù việc học là hết sức căng thẳng, nhiều áp lực nhưng mình vẫn tự an ủi rằng phải cố gắng thật nhiều..vì ước mơ từ ngày bé sắp trở thành hiện thực rồi. Đêm nào đi ngủ mình cũng mơ thấy mình trở thành sinh viên. Vậy mà... Mình không có ý rằng không muốn đi nghĩa vụ quân sự. Nhưng thực sự mà nói mình không phù hợp với việc trở thành một người lính. Mình đã từng tự nhủ rằng thay vì trở thành một người lính, mình sẽ trở thành một kỹ sư giỏi" - bạn Việt Hưng tâm sự.
"Chỉ sợ không công bằng, còn nếu 100% thanh niên bắt buộc phải nhập ngũ (có thể là ngay sau khi học xong 12) sau đó tất cả về ôn thi vào ĐH, ai cũng như ai thì cũng là điều tốt. Quân đội là môi trường rèn luyện bản lĩnh rất tuyệt vời" - thành viên Buon_cuoi_that của Linkhay nêu ý kiến.
Vì đâu?
Chưa có lời giải thích cặn kẽ từ các cơ quan chức năng về quy định này.
Nhưng theo tìm hiểu của Chất lượng Việt Nam, hiện nay, nguồn "đầu vào" chất lượng cao của quân đội còn gặp nhiều khó khăn.
Các đại học hàng đầu của Bộ Quốc phòng như Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y cũng phải nhắc đến chuyện đổi mới để thu hút người tài.
Nhiều năm nay, điểm thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự, hệ quân sự không còn "ấn tượng" như trước (thiếu vắng nhiều học sinh giỏi quốc gia, rất ít có học sinh giỏi quốc tế), mặc dù, tiêu chí được phong quân hàm vượt cấp (trung úy) khi ra trường đã được hạ xuống, để khuyến khích học sinh giỏi thi vào đây.
Giám đốc Học viện Quân y, Trung tướng GS Nguyễn Tiến Bình đã từng phát biểu với Chất lượng Việt Nam: "Chúng tôi đang khát tài năng".
Mặt khác, với việc mở ồ ạt các đại học, cao đẳng tư thục, bán công... như hiện nay, việc các học sinh được vào học một trường nào đó sau khi tốt nghiệp phổ thông là không còn khó khăn như trước.
Số còn lại có thể theo học các trường nghề, các hệ liên kết đào tạo... Bởi vậy, đã ảnh hưởng đến nguồn tuyển quân hàng năm.
Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức
Quy định mới
Thông tư mới do Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào Tạo vừa ban hành, quy định công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đã làm xong thủ tục nhập học và đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung.
Trường hợp công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; các trường cao đẳng, đại học; học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định trước đây, thí sinh nhận giấy báo nhập học đại học, cao đẳng báo cáo với ban chỉ huy quân sự trước 10 ngày so với thời điểm giao nhận quân; thí sinh nhận giấy báo nhập học trung cấp, cao đẳng nghề báo cáo chậm nhất sau 3 ngày nhận được lệnh gọi nhập ngũ được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Các đối tượng khác thuộc trường hợp được hoãn gồm: học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS hoặc THPT tại các cơ sở giáo dục; công dân du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.
Những công dân không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là người đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.
Cũng theo quy định, đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ là công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
Điểm mới khác là thí sinh phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự do ban chỉ huy quân sự huyện cấp, giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do ban chỉ huy quân sự xã nơi cư trú cấp khi đến trường làm thủ tục nhập học. Công dân đã nhập ngũ vào quân đội, nếu có giấy báo nhập học vào các trường đào tạo trình độ ĐH, CĐ, TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề trước hoặc sau thời điểm nhập ngũ thì báo cáo đơn vị quản lý biết để thông báo cho nhà trường (nơi phát hành giấy báo nhập học) bảo lưu kết quả trúng tuyển của thí sinh đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Thông tư 13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/3/2013.
Lo lắng
"Giấy báo nhập ngũ thì hầu như luôn có trước giấy báo nhập học (nếu có đỗ trường gì, đối với thanh niên 18 tuổi). Như vậy nghĩa là nam thanh niên Việt Nam từ nay cứ xác định là đi nhập ngũ gần hết rồi mới về đi học đi làm (như Hàn Quốc) phải không?" - thành viên Krad của Linkhay đặt câu hỏi.
"Cơ mà 2 năm đi nghĩa vụ xong về quên hết chữ", một thành viên khác của Linkhay nhận định.
"Mình hiện tại đang học lớp 12 và đang trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho 2 kỳ thi tốt nghiệp và ĐH. Dù việc học là hết sức căng thẳng, nhiều áp lực nhưng mình vẫn tự an ủi rằng phải cố gắng thật nhiều..vì ước mơ từ ngày bé sắp trở thành hiện thực rồi. Đêm nào đi ngủ mình cũng mơ thấy mình trở thành sinh viên. Vậy mà... Mình không có ý rằng không muốn đi nghĩa vụ quân sự. Nhưng thực sự mà nói mình không phù hợp với việc trở thành một người lính. Mình đã từng tự nhủ rằng thay vì trở thành một người lính, mình sẽ trở thành một kỹ sư giỏi" - bạn Việt Hưng tâm sự.
"Chỉ sợ không công bằng, còn nếu 100% thanh niên bắt buộc phải nhập ngũ (có thể là ngay sau khi học xong 12) sau đó tất cả về ôn thi vào ĐH, ai cũng như ai thì cũng là điều tốt. Quân đội là môi trường rèn luyện bản lĩnh rất tuyệt vời" - thành viên Buon_cuoi_that của Linkhay nêu ý kiến.
Vì đâu?
Chưa có lời giải thích cặn kẽ từ các cơ quan chức năng về quy định này.
Nhưng theo tìm hiểu của Chất lượng Việt Nam, hiện nay, nguồn "đầu vào" chất lượng cao của quân đội còn gặp nhiều khó khăn.
Các đại học hàng đầu của Bộ Quốc phòng như Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y cũng phải nhắc đến chuyện đổi mới để thu hút người tài.
Nhiều năm nay, điểm thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự, hệ quân sự không còn "ấn tượng" như trước (thiếu vắng nhiều học sinh giỏi quốc gia, rất ít có học sinh giỏi quốc tế), mặc dù, tiêu chí được phong quân hàm vượt cấp (trung úy) khi ra trường đã được hạ xuống, để khuyến khích học sinh giỏi thi vào đây.
Giám đốc Học viện Quân y, Trung tướng GS Nguyễn Tiến Bình đã từng phát biểu với Chất lượng Việt Nam: "Chúng tôi đang khát tài năng".
Mặt khác, với việc mở ồ ạt các đại học, cao đẳng tư thục, bán công... như hiện nay, việc các học sinh được vào học một trường nào đó sau khi tốt nghiệp phổ thông là không còn khó khăn như trước.
Số còn lại có thể theo học các trường nghề, các hệ liên kết đào tạo... Bởi vậy, đã ảnh hưởng đến nguồn tuyển quân hàng năm.
Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.
Kênh giải trí - Xã hội - Tin tức
Post a Comment